Related posts

Monday 30 January 2012

Nghi ve doi ngu ke can...

may tinh xach tay | may chieu | may tinh bang |

Chiến tranh đã lùi xa, sự sụt giảm về số lượng trên đây trong thời bình là điều dễ hiểu. Nhưng giảm như thế nào là vừa? Và làm thế nào để tăng thêm đội ngũ những người lính khoác áo nhà văn trong tương lai? Theo tôi, đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại cung cách cũng như những hình thức phát hiện, đào tạo nhà văn trước đây chúng ta đã áp dụng. Những hình thức đúng, khoa học, hữu ích vẫn còn phù hợp với tình hình hiện nay thì chúng ta nên giữ, phát huy và bổ sung. Còn những hình thức đào tạo không còn phù hợp thì nên thay thế bằng những hình thức đào tạo khác.

Lễ khai mạc Trại sáng tác văn học về để tài biển, đảo do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức tại Hạ Long, tháng 5-2009. Ảnh: Bùi Minh

Từ trước đến nay, để bồi dưỡng và đào tạo những người lính viết văn, quân đội đã mở các trại viết, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và đi học dài hạn chuyên ngành viết văn ở các trường đại học. Có thể nói rằng, nhờ các hình thức đào tạo trên, chúng ta đã có được một đội ngũ người lính khoác áo nhà văn như hiện nay. Điều đó chứng tỏ quân đội đã có những bước đi sớm và đúng cho việc bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung nguồn nhà văn kế cận. Nhưng một thực tế là cho đến nay chúng ta vẫn đào tạo được quá ít những người lính khoác áo nhà văn nên việc tuyển dụng thêm những nhà văn bên ngoài, những nhà văn dân sự vào quân đội và họ trở thành những nhà văn khoác áo lính như hiện nay là tất yếu. Việc tuyển dụng đó vừa là để bổ sung lực lượng thiếu hụt và vừa để thực hiện chính sách thu hút nhân tài của quân đội. Còn khi vào quân đội rồi, họ được đào tạo lại và sử dụng như thế nào để phát huy tài năng sáng tạo trong môi trường đặc thù là làm công tác văn hóa văn nghệ trong quân đội lại là một bài toán khác.

Nhiều năm gần đây, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) vẫn mở các trại viết, nhưng những trại viết đó đều là trại sáng tác chuyên nghiệp, có nghĩa là trại viên được mời đi dự trại ít nhiều đã có những tác phẩm có chất lượng mà dưới con mắt của ban biên tập là họ có thể sẽ trở thành những cây bút chuyên nghiệp, sẽ là những cộng tác viên tiềm năng, những biên tập viên và phóng viên… sau này của VNQĐ. Đội ngũ này cho đến nay trong toàn quân số lượng rất khiêm tốn, nhiều khi VNQĐ cũng muốn hạ chuẩn xuống để phát hiện thêm những cây viết có "hy vọng" nhưng lực bất tòng tâm, vì muốn làm được điều đó đòi hỏi đến kinh phí, thời gian, nhân lực, vật chất bảo đảm... Cách đây đã hơn mười năm, Tổng cục Chính trị giao cho VNQĐ chủ trì mở Lớp bồi dưỡng viết văn khóa 1 với thời gian 4 tháng. Đây là một mô hình tốt và thiết thực được ví như là cuộc hội quân thứ ba trong lĩnh vực văn học nghệ thuật toàn quân. Lớp bồi dưỡng đó đã tạo đà cho khá nhiều nhà văn đang viết khá sung sức hiện nay như Phùng Văn Khai, Thái Nam Anh, Nguyễn Đình Tú, Hồ Kiên Giang, Quỳnh Vân, Viễn Sơn, Lê Phi Hùng, Trọng Thiết, Trần Hoài, Nguyễn Tiến Hải, Bùi Thanh Minh, Nguyễn Anh Nông, Phùng Kim Trọng, Thôn Trung Phương… Tiếc rằng đã hơn mười năm rồi vẫn chưa có lớp thứ hai như thế. Còn đi học dài hạn thì có Trường Viết văn Nguyễn Du, những khóa trước quân đội tham gia còn đông và đa số họ đều trở thành những nhà văn tên tuổi trong làng văn hiện nay như: Hữu Thỉnh, Chu Lai, Trần Đăng Khoa, Khuất Quang Thụy, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bình Phương… nhưng càng về sau càng thưa vắng bóng áo lính trên giảng đường này. Mấy năm gần đây có thêm Lớp viết văn khóa 1 ở Trường Đại học Văn hóa -Nghệ thuật Quân đội và hai cuộc thi truyện ngắn và thơ trên Tạp chí VNQĐ. Tiếc là cho đến nay, kỳ vọng về những phát hiện khả quan từ lớp học và hai cuộc thi xem ra còn rất xa vời...

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt trước mắt, cách nhanh nhất vẫn là mở các trại viết. Ngoài các trại viết ngắn ngày như của VNQĐ hay Cục Tuyên huấn đã mở, rất cần có Lớp bồi dưỡng viết văn khóa 2, vì đây thực sự là một lớp tạo nguồn hữu ích, nó kết hợp được giữa các trại viết chuyên nghiệp của VNQĐ và trại viết Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội của Cục Tuyên huấn. Học viên được tập trung về lớp có cả những người đã viết tốt, lấp lánh tài năng và có cả những người vừa mới chỉ có năng khiếu văn chương. Học viên về đây, hai tháng đầu được tổ chức học tập trung, ngoài các nhà lý luận nổi tiếng đến thỉnh giảng, lớp còn được nghe các nhà văn khoác áo lính và các nhà văn nổi tiếng truyền đạt, tâm sự về nghề. Sau hai tháng là thời gian đi thực tế và sau đó là về ngồi viết và được các nhà văn đàn anh đọc, góp ý, chỉnh sửa tận tình...

Trại viết là để giải quyết vấn đề trước mắt, còn lâu dài vẫn cần có các lớp đào tạo chính quy, dài hạn, nhà văn vẫn cần được trang bị kiến thức một cách bài bản, sâu và rộng. Từ ngày Trường Đại học Văn hóa -Nghệ thuật Quân đội có Khoa Điện ảnh -Sân khấu -Viết văn, các học viên trong quân đội có năng khiếu muốn đi học không còn phải thi vào trường ngoài nữa, đây là một thuận lợi rất lớn cho cả người dạy và người học. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên nhà trường chưa tìm được cách làm thế nào để đào tạo cho được những học viên viết văn mang đậm phong cách lính. Đây là bài toán khó, nhưng không phải là không có cách giải để đạt "điểm cao".

Nguyễn Thế Hùng


Theo www.baomoi.com

0 comments:

Post a Comment

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More